TRANG VĂN HÓA- LỊCH SỬ

KHI NHỮNG KẺ TỰ SƯỚNG LÀM BÁO


Tác giả: Đoàn Kiều
Thể loại: Bình Luận Văn Học

**Lời Tòa Soạn : Diễn Đàn Nông Gia vừa nhận được bài viết Khi Những Kẻ Tự Sướng Làm Báo của tác giả Đoàn Kiều . Đây là bài phân tích về nền văn học VN, căn cứ vào tài liệu đăng trên trang Tản Mạn Văn Chương của báo Việt Luận do Tamar Le đảm trách. Mọi sự hiểu lầm nội dung bài viết, Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm.
Adelaide, 18/4//2021.
BBT/DĐNGVN-NU

     Một buổi chiều tháng tư êm đềm lại đến với tôi nơi xứ lạ quê người. Buổi chiều hôm nay gợi nhớ cho tôi những ngày tháng đau buồn của Tháng Tư Đen trong quá khứ. Ngày ấy tuy xa rồi! Nhưng cứ mỗi độ tháng tư về, là những lần trong tôi tràn ngập hình ảnh đau thương những cuộc di tản lánh nạn cộng sản của quân dân miền Nam. Trong muôn ngàn hình ảnh đau thương đó, ẩn hiện những con đường mang tên lịch sử cuộc chiến chống cộng của Việt Nam Cộng Hòa: Đại lộ Kinh Hoàng,  7B, 19, 20...
     Rồi buổi chiều hôm nay, tôi vào trang Tản Mạn Văn Chương của báo Việt Luận, tìm đọc bài viết giới thiệu chương trình dạ vũ với chủ đề: Dáng Thu. Một chương trình được quảng cáo rầm rộ mấy tuần nay với hình ảnh các ca sĩ, văn sĩ, kịch sĩ...Đáng lẽ ra, những chương trình hoành tráng như thế nầy, xét trên yếu tố căn tính Tỵ Nạn Cộng Sản của sắc tộc Việt Nam, chúng ta nên tránh tồ chức trong tháng tư nầy. Nhưng buồn thay ! Chương trình dạ vũ được “nhà báo” Tamar Le viết theo cách phóng sự sinh hoạt cộng đồng. Trào phúng hơn nữa, Tamar Le lại “lãng mạn hóa” chủ đề bằng phương cách “hiếp dâm ngôn ngữ”. Lối viết của ông Tamar Le, xét về khả năng viết lách, có thể xác định, ông thuộc giới bình dân học vụ, rồi được cơ hội khoác chiếc áo người trí thức viết văn. Bởi lẽ, sự hiểu biết về văn chưong của ông rất hạn hẹp qua những bài viết đăng nơi trang Tản Mạn Văn Chương. Tôi lấy điển hình, có đoạn ông viết về tính đặc thù dân tộc Việt Nam như sau: “....Một đặc thù dễ thương của người Việt Nam mình là thích lãng mạn hóa đời sống, cuộc tình và thiên nhiên quanh mình, vì khi nghĩ đến mùa thu, nhìn hình ảnh mùa thu, thì đã thấy tâm hồn mình dạt dào với dáng thu...(ngưng trích).
     Theo phạm trù văn học, nếu những ai am hiểu về lãnh vực Văn Chương, khi đọc qua những bài viết của Tamar Le, của Trâm Anh, của Mỹ Linh... Ắt hẳn, chúng ta nhận xét rằng: Tác giả của những bài viết thể loại nầy chưa bao giờ qua trường lớp đào tạo báo chí hay kinh nghiệm về viết lách. Nhưng có lẽ vì, các tác giả cộng tác với trang Tản Mạn Văn Chương, ít nhiều gì cũng có quan hệ mật thiết, dây mơ rễ má với Ban Biên Tập của Việt Luận, nên họ mới có một đặc ân được người đặc trách trang Tản Mạn Văn Chương cho đăng bài và tha hồ vung tay múa bút trên báo chí.!
       Song le, nếu phân tích về lãnh vực văn chương, xưa nay, những nhà phê bình văn học gạo cội Việt Nam như Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Hiến Lê, Đào Duy Anh.... cũng chưa ai dám vỗ ngực xưng tên hay suồng sả khẳnh định tính đặc thù của dân tộc Việt Nam là: Lãng Mạn hóa đời sống, cuộc tình... như Tamar Le đã viết. Bởi vì, người VN nói chung, là tập hợp của hai dân tộc chính: Kinh và Thượng. Chỉ riêng người thượng cũng đã có nhiều sắc dân như: Mèo, Mán, Mườn, Thái, Nùng..v..v... Và hẳn nhiên, mỗi sắc tộc có tính đặc thù của riêng bộ tộc họ. Nhưng chung qui, theo nghiên cứu của lịch sử thì các sắc tộc ở VN có điểm tương đồng về đặc tính Trữ Tình đã thể hiện rỏ ràng trong kho tàng văn học  Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Như vậy, căn cứ vào đâu mà Tamar Le lại ngu ngơ và nông cạn để viết: “....Một đặc thù dễ thương của người Việt Nam mình là thích lãng mạn hóa đời sống...”.
Trở lại những chủ đề bài viết trên trang Tản Mạn Văn Chương, ông Tamar Le đã đăng tải những hình ảnh về sinh hoạt gia đình, về sinh hoạt văn nghệ, về lễ hội ..v..v.....  Thế mà ông không ngần ngại để “hiếp dâm” những sinh hoạt nầy với cụm từ là “Tản Mạn Văn Chương”.! Phải chăng, ông Tamar Le là người cầm bút thuộc trường phái hoang tưởng, tự sướng...
    Đọc sơ qua các bài gọi là Tản Mạn Văn Chương của nhóm Nguyệt Cầm, của Tamar Le... Độc giả am hiểu về văn chương, ắt hẳn khẳng định rằng, đây là những bài phóng sự sinh hoạt cộng đồng được văn chương hóa bởi những người cầm bút hoang tưởng, đem ý niệm văn chương để khoe khoang với độc giả, cho mình là người trí thức, am tường văn chương...
     Khi đọc qua trang Tản Mạn Văn Chương, hình  như có một khuôn rập để quảng cáo cho những kẻ bất tài, thiếu đạo đức, thiếu liêm sĩ tự cho mình là người cống hiến cho cộng đồng trong lãnh vực văn hóa, văn nghệ... Và khi các bài viết được đăng, chúng thi nhau hí hố về khả năng viết lách, về tài ca hát, về tài đạo diễn. Thậm chí, có kẻ chỉ là một thợ chụp hình, quay phim bình thường nhưng cũng trang điểm cho mình một danh xưng: Producer, đặc trách điện ảnh cho Tản Mạn Văn Chương! Phải chăng từ ngữ điện ảnh đã bị hiếp dâm một cách sống sượng.?
       Ngược lại, một điều cần được nhắc đến, mang tính bảo tồn văn chương ở Melbourne nói riêng và Úc Châu nói chung, đã bị phe nhóm trù dập chụp mũ cộng sản và ganh tị trong sinh hoạt cộng đồng!
     Trên bình diện nầy, nếu những ai có đọc qua những tác phẩm mang tính văn học như:  Thiên Nga và Vịt Trời, Bệnh Hoang Tưởng, Tháng Ba Và Đoàn Người Di Tản, Một Nén Nhang Cho Quá khứ, hay nghe qua những nhạc phẩm trong các Album Thu Trắng của tác giả Thu Tuyết.v..v.. Chúng ta không thể phủ nhận tài năng của tác giả và không thể phủ nhận công lao đóng góp về lãnh vực văn chương, nghệ thuật vào kho tàng văn học của tác giả ở hải ngoại. Và chính ở đặc tính nầy, trong thời gian qua tác giả Thu Tuyết bị những kẻ đố kỵ tài năng “bề hội đồng” một cách bẩn thỉu, đến nổi phải kéo nhau ra tòa trong thời gian sắp tới.!!!
         Để kết thúc bài viết nầy, người viết nêu lên lời giáo huấn của giáo sư Đinh Lâm Thanh, rằng:
- Người cầm bút không phải là con lừa, suốt đời chỉ chạy theo củ cà rốt, chịu đựng những ngọn roi và dây cương..
      Nhưng!!! Phàm người không ai thoát khỏi hệ lụy nầy, nhất là những người cầm bút như ông Tamar Le và phe nhóm họ.!!!

       Melbourne, ngày 18/4/2021
        Mây Lang Thang